Bài Viết

RỦI RO PHÁP LÝ: DOANH NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ PHÒNG TRÁNH RỦI RO.

"Rủi ro pháp lý là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ và có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp."

      Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm và tìm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp cần phải hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, trong đó rủi ro về pháp lý là vấn đề khó để giải quyết và có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

       Rủi ro pháp lý là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ và có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Rủi ro này xuất phát từ yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và yếu tố khách quan từ bên ngoài xảy ra trong quá trình hoạt động. Những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt là: tranh chấp về lao động, bảo hiểm xã hội; tranh chấp về hợp đồng và ngoài hợp đồng; vi phạm hành chính; vi phạm nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội…những rủi ro này phát sinh từ cơ sở những quy định pháp luật. Khi rủi ro pháp lý xảy ra, doanh nghiệp có thể chịu những tổn thất về vật chất khi phải bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp đôi khi còn phải chịu những chế tài từ cơ quan quyền lực nhà nước. Điều này không những gây thiệt hại đến tài chính mà còn gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

      Nguyên nhân phát sinh cho những rủi ro trên chủ yếu do các doanh nghiệp không có thói quen tuân thủ pháp luật cũng như chưa có thói quen sử dụng một đơn vị cố vấn pháp lý riêng. Khi hoạt động, các doanh nghiệp thường thiếu sự chuẩn bị về kiến thức pháp lý có liên quan đến những giao dịch sắp thực hiện. Đây được xem là nguồn gốc chủ yếu cho những rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Hơn nữa, tại các doanh nghiệp không thường xuyên bố trí bộ phận nhân sự chuyên ngành để tiên liệu và giải quyết kịp thời, hiệu quả cho những rủi ro liên quan đến pháp lý.

        Để góp phần hạn chế và giảm thiểu những rủi ro pháp lý có thể xảy ra, doanh nghiệp cần xây dựng bộ phận pháp chế giúp nhận diện các mối nguy hại làm phát sinh tranh chấp hoặc vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nói chung và bộ phận pháp chế nói riêng cũng cần thiết được chú trọng, tăng cường. Mặc khác, nếu doanh nghiệp có những hạn chế nhất định về nhân sự cũng như về cơ cấu tổ chức. Doanh nghiệp có thể tìm đến sự hỗ trợ, hợp tác từ các đơn vị, tổ chức hành nghề luật sư để cố vấn và cung cấp những giải pháp tối ưu nhất khi xảy ra các vấn đề có liên quan đến pháp luật.

         Thực tế cho thấy, những rủi ro về pháp lý luôn tồn tại song song cùng quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác giải quyết cho những vấn đề này cần có sự vững chắc và ổn định lâu dài từ các đơn vị, tổ chức cố vấn pháp lý để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp./.