KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
Cách đây 95 năm, tổ chức Công đoàn Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam. Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công Đoàn Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ từng giai đoạn: Công Hội đỏ (1929 – 1935); Nghiệp đoàn Ái Hữu (1936 – 1939); Công nhân Phản Đế (1939 – 1941); Công nhân cứu quốc (1941 – 1945); Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1946 – 1961); Tổng Công Đoàn Việt Nam (1961 – 1988); Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (1961 đến nay).
Bộ chính trị Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định lấy ngày 28/7/1929, ngày họp Đại hội thành lập tổng Công Hội đỏ đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam, làm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam.
Ngày 5/11/1957, Quốc hội ban hành Luật Công đoàn 1957 để định rõ vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức Công Đoàn. Ngày 30/6/1990 Luật Công đoàn được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 7 thông qua thay thế cho Luật Công đoàn năm 1957.
Trong 95 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đã vận động, tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động dưới ngọn cờ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Công đoàn Việt Nam nói chung và Công đoàn công ty Luật TNHH Nhật Lý nói riêng tuy mới được thành lập nhưng cũng đã và đang được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người lao động.
Công đoàn Nhật Lý luôn phát huy “tinh thần thép” của Bác, dù trong mọi hoàn cảnh, dù có khó khăn gian khổ vẫn vững bước vượt qua và dẫn dắt các thế hệ, chuyên viên, người lao động, học tập và noi theo tấm gương của Bác.
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày Công đoàn Việt Nam 28/7/1929 - 28/7/2024 Nhật Lý xin kính chúc các đồng chí cán bộ, nguyên cán bộ công đoàn và đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động cả nước mạnh khoẻ hăng hái thi đua, đoàn kết sáng tạo tham gia phát triển kinh tế xã hội.